Khi tham gia vào quan hệ lao động, không thể tránh khỏi những vấn đề phát sinh xuất phát từ yếu tố chủ quan, yếu tố khách quan gây gián đoạn quá trình lao động, do đó cả NSDLĐ và NLĐ sẽ có lúc cần áp dụng quy định ngừng việc; tạm hoãn thực hiện hợp đồng hoặc nghỉ không hưởng lương bởi trong quá trình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên.
Đối với quy định về ngừng việc
Căn cứ theo quy định tại Điều 98 Bộ luật lao động 2012 thì các trường hợp phải ngừng việc và trả lương cho người lao động như sau:
Ngừng việc do lỗi từ phía người sử dụng lao động: Trường hợp này người lao đông được hưởng đủ lương trên cơ sở tiền lương theo hợp đồng lao động.
![]() |
Ảnh minh họa |
Ngừng việc do lỗi của cá nhân người lao động: Người lao động nào gây ra lỗi khiến phải áp dụng ngừng việc sẽ không được hưởng lương, những người lao động khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc được trả lương theo mức do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Ngừng việc do sự cố về điện, nước mà không do lỗi của người sử dụng lao động, người lao động hoặc vì các nguyên nhân khách quan khác như thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch hoạ, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế: Trường hợp này người lao động được hưởng tiền lương ngừng việc do hai bên thoả thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.
Đối với quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng:
Điều 32 Bộ luật lao động 2012 quy định các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động:
Người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự.
Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự.
Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc.
Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.
Các trường hợp khác do hai bên thoả thuận.
Theo đó, khi thuộc một trong các trường hợp đã nêu ở trên thì doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đang giao kết. Trong những trường hợp khác, NLĐ và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn thực hiện hợp đồng.
Tuy nhiên, khác với quy định khi NLĐ nghỉ không hưởng lương, doanh nghiệp khi xây dựng nội quy lao động không bắt buộc phải quy định về vấn đề này trong nội quy. Doanh nghiệp và NLĐ chỉ cần thỏa thuận và căn cứ theo quy định tại Điều 32 của Bộ luật lao động 2012mđể thực hiện tạm hoãn thực hiện HĐLĐ. Mặc dù vậy, khi thỏa thuận tạm hoãn thực hiện HĐLĐ nên được lập thành văn bản và lưu kèm với hợp đồng lao động đã giao kết trước đó.
Ngoài ra, khi áp dụng tạm hoãn thực hiện lao động theo các trường hợp trên, NLĐ giao kết HĐLĐ xác định thời hạn với doanh nghiệp, nếu NLĐ tạm hoãn thực hiện HĐLĐ thì thời gian mà NLĐ nghỉ khi tạm hoãn không tính vào thời gian NLĐ thực hiện HĐLĐ.
Đối với nghỉ không hưởng lương:
Bộ luật lao động 2012 có quy định về việc nghỉ không hưởng lương tại Điều 116. Theo đó, người lao động (NLĐ) có thể nghỉ không hưởng lương 01 ngày trong trường hợp ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; bố hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn và phải thông báo với người sử dụng lao động. Trong những trường hợp khác, NLĐ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Đồng thời, theo quy định tại Điều 27 Nghị định 05/2015/NĐ-CP, nội dung về việc nghỉ không hưởng lương là một trong những nội dung chủ yếu của nội quy lao động.
Qua đó có thể thấy giữa doanh nghiệp và NLĐ có thể thỏa thuận về việc nghỉ không hưởng lương. Tuy nhiên, khi xây dựng nội quy lao động, doanh nghiệp cần phải quy định cụ thể về vấn đề này trong nội quy của công ty.
Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, Hà Nội.
Bạn đọc muốn gửi các câu hỏi thắc mắc về các vấn đề pháp luật, xin gửi về địa chỉ [email protected] (Xin ghi rõ địa chỉ, số điện thoại để chúng tôi tiện liên hệ)
Ban Bạn đọc
Không có di chúc thì ai là người được quyền đứng ra yêu cầu chia thừa kế?
" alt=""/>Người lao động được tạm hoãn HĐLĐ khi tham gia nghĩa vụ quân sựTheo thông tin có được qua các cuộc phỏng vấn với một số quan chức và binh sĩ Sudan cũng như các đoạn video do Ukraine cung cấp, tờ báo của Mỹ cho hay, lãnh đạo Các lực lượng vũ trang Sudan (SAF) Abdel Fattah al-Burhan đã liên lạc với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky khi xung đột giữa họ và Lực lượng Hỗ trợ Nhanh (RSF) nổ ra ở thủ đô Khartoum.
Ukraine đã đồng ý với đề nghị trợ giúp của ông Burhan và điều quân tới Sudan để hỗ trợ SAF, đẩy lùi lực lượng bán quân sự trong vùng. Lực lượng RSF được cho là được nhóm Wagner của Nga hỗ trợ và cung cấp vũ khí.
Theo điều tra của WSJ, thực chất việc cử lực lượng đặc biệt của Ukraine tới Sudan không phải là một phần trong chiến lược của Ukraine nhằm làm suy yếu các hoạt động kinh tế và quân sự của Nga ở nước ngoài như truyền thông nước này đưa tin.
Thay vào đó quân Ukraine tới trợ giúp lãnh đạo của SAF để đổi lấy việc Sudan bí mật cung cấp vũ khí cho Ukraine từ năm 2022, ngay sau khi Nga mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Do xung đột nội bộ đã xảy ra nhiều thập niên nên Sudan đã nhận được nhiều loại vũ khí từ hàng loạt quốc gia khác nhau, gồm cả Nga, Mỹ. Vào thời điểm Nga mở chiến dịch quân sự ở Ukraine, Sudan đang có một lượng vũ khí đáng kể mà Ukraine cần.
Vài tuần sau lời đề nghị của ông Burhan, lực lượng đặc biệt của Ukraine đã có mặt tại Sudan, tham gia chiến đấu nhằm đẩy lùi quân nổi dậy khỏi thủ đô Khartoum của nước này. Tờ WSJ viết: "Tiền tuyến của cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine hiện đã mở rộng sang châu Phi" đồng thời nhận xét, Ukraine triển khai sứ mệnh đặc biệt ở Sudan với những rủi ro chính trị lớn khi mà sự ủng hộ của phương Tây với Kiev đang dao động.
Khi được đề nghị bình luận về thông tin WSJ đưa ra, người đứng đầu cơ quan tình báo quốc phòng Ukraine Kyrylo Budanov từ chối xác nhận binh sĩ nước này được điều tới Sudan nhưng nêu lý do triển khai quân như sau: "Chiến tranh là một việc mạo hiểm. Chúng tôi đang trong một cuộc xung đột toàn diện với Nga. Họ có các đơn vị ở những nơi khác nhau trên thế giới và đôi khi chúng tôi cố gắng tấn công họ ở những nơi đó".
Theo WSJ, quân đội Ukraine giúp huấn luyện binh sĩ Sudan một số chiến thuật mà họ đã sử dụng để chống quân Nga, gồm cả việc sử dụng máy bay không người lái. Cụ thể, Ukraine đã hỗ trợ chuyển máy bay không người lái Bayraktar TB2 của Thổ Nhĩ Kỳ sang Sudan, đây là loại máy bay có thể thực hiện các cuộc không kích có độ chính xác cao.